Định nghĩa thương hiệu phụ là gì? Lý giải những vấn đề liên quan đến thương hiệu

Ngày xuất bản: 15/03/2023

Thương hiệu phụ là gì? Tiếng Anh là Sub-brand. Đây là những thương hiệu được sinh ra từ thương hiệu chính, qua đó tạo ra một dòng sản phẩm khác.

Thương hiệu phụ là một khái niệm cơ bản thường được sử dụng trong ngành thời trang, đây là việc tạo ra các thương hiệu mới nhằm hướng đến các khách hàng tiềm năng qua đó thể hiện sự độc đáo của thương hiệu chính. Vậy thương hiệu phụ là gì hãy cùng Metagent tìm kiếm câu trả lời ngay sau đây!

Khái niệm thương hiệu phụ có nghĩa là gì?

image

Tìm hiểu chung về sub brand - thương hiệu phụ

Thương hiệu phụ còn được gọi là thương hiệu con trong tiếng Anh có nghĩa là Sub-brand. Về cơ bản, thương hiệu phụ được khai sinh từ thương hiệu chính đang phát triển của một dòng sản phẩm.

Những thiệu hiệu phụ này đến một thời điểm sẽ có khả năng phát triển mạnh ngang bằng thương hiệu mẹ. Ví dụ điển hình chúng ta biết đến đó là Pentium, Duo Core chính là thương hiệu phụ của Intel.

Sự cần thiết của thương hiệu phụ

image

Sẽ đến thời điểm sub brand cần được cho ra đời

Khi thương hiệu chính có dấu hiệu suy yếu về doanh số thì đã đến lúc doanh nghiệp cần tìm cách quảng bá cho thương hiệu phụ để có thể giành được sự quan tâm của người tiêu dùng.

Một doanh nghiệp phát triển thương hiệu mới khi đã đủ cơ sở chứng minh triển vọng tương lai sáng lạn của nhãn hàng. Điều này dựa vào dữ liệu tốc độ tăng trưởng doanh số, lợi nhuận, thị phần.

Bia Sài Gòn là một ví dụ điển hình khi phát triển song song thương hiệu bia 333, điều đó giúp tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp này lớn mạnh như hiện nay. Không chỉ vậy cái tên 333 đã tạo ra được sức sống mới cho thương hiệu mẹ một cách hoàn hảo.

Trào lưu mở thương hiệu phụ xuất phát từ đâu?

image

Moschino là cái tên khởi xướng cho ra đời thương hiệu phụ đầu tiên

Các dòng sản phẩm thương hiệu phụ đã được ra đời từ cuối những năm 1980 đầu 1990 và xuất hiện như một trào lưu. Tiên phong cho công cuộc này là Moschino Cheap, Miu Miu, D&G,... đã áp dụng nhanh chóng vào mô hình kinh doanh của mình.

Cho đến năm 1981, việc phát triển thương hiệu con mới thực sự bùng nổ bởi nhà thiết kế Giorgio Armani khi quyết định cho ra đời dòng sản phẩm Emporio Armani. Dưới cái bóng của Armani hùng mạnh, những thương hiệu phụ được sinh ra với sự khác biệt về giá cả và đối tượng khách hàng như Armani Jean, Armani Exchange (A/X), Armani Collezioni,...

Đây chính là ví dụ điển hình về các thương hiệu phụ. Quan trọng hơn từ cái tên được “ké fame” thương hiệu mẹ, các thương hiệu con cũng phải có sự trung thành tuyệt đối. Đồng thời, việc tăng khả năng nhận diện thương hiệu mới có thể thỏa mãn khách hàng tiềm năng trong tương lai.

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--> Xem thêm: Áo Sơ Mi Nam

Các ưu nhược điểm của thương hiệu phụ

image

So sánh các điểm mạnh và điểm yếu khi hình thành thương hiệu phụ

Vậy để hiểu rõ hơn thương hiệu phụ là gì chúng ta hãy so sánh ưu và nhược điểm nhé!

Ưu điểm

  • Khi thương hiệu phụ gặt hái được thành công, nhãn hàng có thể quảng cáo tăng cường cho thương hiệu mẹ.
  • Thiết lập lòng trung thành và niềm tin thương hiệu vững chắc trong lòng người tiêu dùng.
  • Khách hàng sẽ có lòng tin vào thương hiệu chính và chọn mua sản phẩm từ thương hiệu chính nếu có nhu cầu.

Đọc thêm: Hàng like auth là gì? Lý giải tại sao nhiều người ưa chuộng hàng like auth

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--> Tham khảo: Áo Len Nam Metagent

Nhược điểm

Bên cạnh đó thương hiệu phụ vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm như : 

  • Tốn thêm chi phí quảng cáo, tiếp thị, duy trì thương hiệu phụ.
  • Các thương hiệu phụ không phải lúc nào cũng thành công. Nếu thất bại có thể ảnh hưởng lớn đến niềm tin khách hàng.
  • Việc khách hàng trải nghiệm không tốt thì hình ảnh của thương hiệu phụ và thương hiệu mẹ cũng có thể bị mờ nhạt.
  • Người tiêu dùng có thể bị nhầm lẫn giữa hai thương hiệu và điều này có khả năng làm loãng sức mạnh cũng như bản sắc riêng của thương hiệu chính.

Khi nào cần xây dựng thương hiệu phụ?

Để xây dựng được thương hiệu phụ cần có chiến lược và thời điểm thích hợp. Vậy làm thế nào để nắm bắt cơ hội một cách chính xác nhất. Sau đây là những điều bạn cần biết:

image

Không bắt buộc phải cho ra đời thương hiệu phụ nhưng khi đến một thời điểm, điều này là cần thiết

Phát triển thị trường ngách hoặc thị trường mới

Ngay từ khi bắt đầu phát triển công ty mẹ, sẽ có một nhóm khách hàng mục tiêu được hướng đến và đây là nguồn tăng trưởng để công ty mẹ phát triển trong một thời gian dài. Nhưng đến một thời điểm nhất định nguồn tăng trưởng dần bão hoà thì lúc này công ty sẽ tập trung phân khúc người tiêu dùng mới, thị trường mới; cũng là thời điểm hoàn hảo cho thương hiệu con ra đời.

Ví dụ như nguồn tăng trưởng là bột giặt bị bão hòa thì các loại nước giặt chuyên dụng cho máy giặt sẽ là nguồn tăng trưởng mới.

Đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng mới

Tới thời điểm bạn nhận ra các ngành nghề luôn được mở rộng với các phân khúc nhỏ đang dần phát triển nhanh chóng, đây chưa phải là muộn! Thương hiệu phụ lúc này có thể được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng tiềm năng mới.

image

Thương hiệu phụ sẽ tập trung phục vụ thị trường khách hàng tiềm năng mới

Disney là một ví dụ, khi doanh thu của họ chỉ tập trung vào phát hành phim cho trẻ em thế nhưng nếu mở rộng thị trường dành cho cả người lớn thì danh tiếng của họ cũng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy “Touchstone” đã được Disney cho ra đời là hãng phim dành cho người trưởng thành. 

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--> Xem thêm: Áo Polo Nam Metagent

Thách thức các quy chuẩn ngành

Có đôi lúc công ty muốn tự đi trước thời đại tạo ra các sản phẩm mới đi ngược những ý tưởng đã có trong ngành, họ sẽ cho ra thương hiệu phụ. Tuy nhiên chiến lược này yêu cầu nguồn lực phải đủ lớn và sức mạnh từ thương hiệu mẹ cũng phải mạnh mẽ để đề phòng rủi ro thường trực xảy ra.

Những cái “bẫy” và các vấn đề liên quan đến thương hiệu phụ 

image

Nắm rõ bản chất của thương hiệu phụ để tránh mắc “bẫy”

Có lẽ từ những thông tin trên bạn cũng đã hiểu được khái quát về thương hiệu phụ là gì rồi phải không nào. Trên thực tế, những sub - brand vẫn có mặt trái vì vấn đề liên quan trong ngành thời trang nói chung vẫn còn tồn đọng “cái bẫy” thương hiệu.

Việc lợi dụng cách đặt tên phụ theo tên thương hiệu chính để “ăn theo” cũng là vấn đề khi không ít kẻ làm hàng nhái để “bẫy” khách. Ví dụ nghe đến Sui by Anna Sui nhiều người lầm tưởng đây là sub - brand của Anna Sui nổi tiếng nhưng thực chất thương hiệu Sui by Anna Sui lại không có thương hiệu phụ nào cả.

Đôi lúc thương hiệu phụ cũng muốn được tập trung, dành nhiều tâm sức hơn cho thương hiệu của chính mình. Điều này nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm hơn nữa. Ví dụ như Dolce & Gabbana đã chấm dứt hợp đồng và tách riêng với D&G từ 2012.

Bên cạnh đó vẫn có những thương hiệu họ muốn độc quyền các sản phẩm của mình, kích hoạt sự ham muốn sở hữu sản phẩm trong lòng khách hàng mà không cho ra bất cứ thương hiệu phụ nào cả như Chanel, BVLAGARI, Hermes, Louis Vuitton,... 

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--> Tham khảo thêm: Áo Sweatshirt Metagent Dành Cho Nam

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ tới quý bạn đọc về những vấn đề xoay quanh câu hỏi thương hiệu phụ là gì và giá trị nó mang lại cho ngành thời trang. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và có được sự hiểu biết cho riêng mình. Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết!

Xem thêm: 10+ mẫu đồng hồ Julius nam đẹp nhất mọi thời đại

Số đo cơ thể bạn

Tìm size vừa vặn với bạn

cm
kg