Vải Linen là gì? A-Z thông tin thú vị về vải lanh

Ngày xuất bản: 02/04/2023

Vải Linen hay còn gọi là vải lanh, là một trong những chất liệu được ứng dụng nhiều nhất trong công nghệ may mặc cũng như các lĩnh vực khác. Vậy vải Linen là gì, có những đặc tính ưu việt gì mà được ưa chuộng sử dụng đến vậy? Metagẹnt sẽ chia sẻ chia sẻ chi tiết về chất liệu vải này đến bạn.

Vải Linen hay còn gọi là vải lanh, là một trong những chất liệu được ứng dụng nhiều nhất trong công nghệ may mặc cũng như các lĩnh vực khác. Vậy vải Linen là gì, có những đặc tính ưu việt gì mà được ưa chuộng sử dụng đến vậy? Metagẹnt sẽ chia sẻ chia sẻ chi tiết về chất liệu vải này đến bạn.

Tìm hiểu vải Linen là gì?

Vải Linen là một trong những chất liệu vải đầu tiên có mặt trên thế giới. Vải được sản xuất từ sợi cây lanh tự nhiên nên có nhiều đặc tính nổi bật. Để dệt vải Linen, người ta sẽ lấy thân cây lanh (cây ở gần các hồ nước) sau đó tách nhỏ thành từng sợi và dệt thành các tấm vải. Các sợi vải được dệt với cấu trúc chặt chẽ và tương đối to, do đó khi sờ bằng tay bạn có thể cảm nhận bề mặt vải rõ rệt. 

image

Vải Linen có mặt từ rất sớm

Xem thêm: Áo Thun Metagent

Quá trình hình thành và phát triển vải Linen

Quá trình hình thành vải Linen là gì? Tại khu vực Lưỡng Hà thời xa xưa, con người đã biết trồng các loại cây lanh để tạo nên vải, nhưng chỉ có những tầng lớp cao quý mới được dùng. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện và phân tích đưa ra kết luận là dòng vải này có nguồn gốc cách đây từ khoảng 36000 năm trước. Đây cũng là minh chứng cho vải Linen là một trong những loại vải xuất hiện đầu tiên.

Đến thế kỷ 12, có nhiều ghi chép nói về các thương nhân trao đổi mua bán loại vải này ở Địa Trung Hải. Đến năm 1685, loại vải này đã bắt đầu xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau. Trong giai đoạn thế chiến thứ nhất, Louis Crommelin đã bước đầu cải tiến được ngành dệt và đóng góp phát triển vải lanh. Đến nay, vải Linen đã được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp may mặc và nhiều ngành nghề khác. 

image

Linen có quá trình hình thành dài 

Tính chất đặc trưng của chất vải Linen

image

Tính chất đặc trưng của vải Linen như thế nào?

Để hiểu rõ hơn về vải Linen là gì, hãy điểm qua tính chất của dòng vải này:

Tính chất vật lý

Về tính chất vật lý, chất liệu Linen sở hữu những đặc tính sau:

  • Có khả năng thấm hút nước tốt, bay hơi ẩm nhanh. 
  • Độ bền từ 5.5 – 6.5 gm/den và độ giãn nở thấp ở 2.7 – 3.5%.
  • Ít bị co giãn sau một thời gian sử dụng.
  • Do dệt từ những sợi lanh ngắn nên có độ đàn hồi thấp, dễ xù lông.

Tham khảo thêm: Áo Khoác Nam Metagent

Tính chất hóa học

Về đặc trưng hóa học của vải Linen, có những tính chất như sau:

  • Khả năng chịu được nhiệt độ cao, chịu nắng tốt, thoải mái khi dùng ở ngoài trời. 
  • Bền bỉ với nước.
  • Thân thiện môi trường do đặc tính dễ phân hủy.

image

Vải Linen có nhiều đặc tính khác biệt so với dòng vải khác

Quy trình sản xuất vải Linen

image

Quy trình sản xuất vải Linen qua 5 bước

Vải Linen là gì, có quy trình sản xuất như thế nào? Chất liệu của vải Linen làm từ sợi bên trong của cây lanh, những sợi này cấu trúc rất sắc nhưng cũng dễ bị hư hỏng trong quá trình thu hoạch. Do đó,  cần có quy trình kỹ thuật cao và công nghệ tiên tiến được ứng dụng vào quá trình sản xuất:

Trồng cây và thu hoạch

Lanh trồng sau khi ngả vàng hoặc hạt có màu nâu là thời điểm thích hợp thu hoạch, người ta sẽ thu lấy vỏ cây để làm sợi lanh. Việc thu hoạch có thể dùng máy hoặc bằng tay, thường thu hoạch sau 100 ngày trồng. 

Tách sợi

Sau khi thu hoạch xong, vỏ được dầm trong ruộng hoặc bể để giúp loại bỏ những tạp chất không cần thiết. Cây lanh tiếp tục được tách cuống xơ, đây là công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ để tránh phá vỡ cấu trúc lanh. Tiếp theo đó, thân cây bị phân hủy, phân tách các sợi trong ngoài và đưa qua các con lăn để nghiền nát.

image

Quy trình tách sợi

Chải sợi

Sau khi tách sợi xong, lanh sẽ được chải thành những sợi mỏng hơn. Công đoạn này giúp cho các sợi thẳng ra để dễ dàng bước vào công đoạn kéo sợi.

Kéo sợi

Các sợi lanh sẽ đi qua khung kéo bằng máy hoặc dùng chân để khâu se sợi lanh, những sợi ngắn sẽ bị lợi bỏ. Thông thường sợi sẽ được đi qua bể nước nóng để đảm bảo độ kết dính. 

image

Quy trình sản xuất vải trải qua nhiều bước khác nhau

Sấy khô

Các sợi lanh sau đó sẽ được làm khô rồi đem cuộn vào ống chỉ để tạo ra thành phẩm sợi cuộn. Cuối cùng được dệt thành vải rồi đem đi tẩy trắng, nhuộm màu rồi phủ bóng, kiểm tra và tiêu thụ.

Xem thêm: Quần Khaki

Một số loại vải Linen được sử dụng nhiều nhất

image

Có 5 loại vải Linen phổ biến

Vải Linen là gì, phân loại như thế nào? Hiện nay, có nhiều dòng vải Linen khác nhau, cụ thể có 5 loại phổ biến:

Vải Linen bột

Đây là dòng sản phẩm có đặc tính khá mềm, dễ nhũn nhưng lại mang đến cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu khi mặc. Thông thường, loại vải này được ứng dụng khá phổ biến trong may mặc và làm ga trải giường, gối đệm…

Vải Linen ướt

Vải Linen ướt cũng sở hữu nhiều đặc tính tương tự so với những dòng Linen khác, có sự mềm mịn và thông thoáng. Tuy nhiên, chất liệu này dễ bị co rút, bai nhão, độ bền không cao sau khi giặt nhiều lần. 

Vải Linen tưng

Vải này có khả năng giữ màu, độ bền cao và ít khi bị co rút. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý bởi dòng vải này dễ nhăn, nên thường xuyên là ủi để áo quần luôn phẳng phiu.

image

Có nhiều dòng vải Linen trên thị trường

Vải Linen lụa

Đây là dòng vải cao cấp được kết hợp từ vải lanh, vải lụa để tạo nên chất vải mềm mại, được phái nữ ưa chuộng sử dụng. Vải được ứng dụng may áo dài cách tân, khăn quàng cổ thời trang…

Linen xước 

image

Vải Linen xước có bề mặt đặc biệt

Vải có đặc trưng là bề mặt mỏng nhẹ, xuất hiện các đường giống như vết xước. Vải được ứng dụng để may quần hoặc những bộ vest mỏng…

Ưu điểm của vải Linen

image

Vải Linen có nhiều ưu điểm vượt trội

Ưu điểm của vải Linen là gì? Cụ thể chất liệu này sở hữu những đặc tính nổi trội sau: 

Khả năng thấm hút nhanh

Điểm cộng đầu tiên mà chất liệu Linen nhận được sự yêu thích đó là khả năng thấm hút tốt, phù hợp sử dụng trong những ngày hè. Hơn nữa, khả năng bay hơi cũng rất nhanh để giúp cho vải luôn khô thoáng tự nhiên.

Khả năng giữ nhiệt tốt

Các dòng vải Linen cũng được ứng dụng nhiều để sản xuất chăn, ga, gối… Điều này là nhờ vào đặc tính giữ nhiệt hiệu quả của sản phẩm.

image

Vải Linen được đánh giá có khả năng giữ nhiệt

Khả năng kháng khuẩn

Được làm từ sợi tự nhiên do đó vải cũng có khả năng kháng khuẩn cao. Từ đó việc bảo quản quần áo cũng dễ dàng hơn, an toàn cho người dùng.

Xem thêm: Quần Tây Metagent

Có thể phân huỷ sinh học

Vải có nguồn gốc từ thiên nhiên nên có khả năng tự phân hủy sinh học ngoài môi trường. Phế thải từ vải không gây ô nhiễm môi trường.

image

Vải Linen rất thân thiện với môi trường

Nhược điểm

image

Vải Linen cũng tồn tại một số nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, nhiều người cũng băn khoăn về hạn chế của vải Linen là gì?

Độ co giãn ít

Vải có khả năng co giãn không cao, không tốt như vải thun hay cotton. Nếu như không biết cách bảo quản, vải dễ bị nhăn hoặc xuất hiện những nếp gấp trên bề mặt.

Dễ bị nhăn

Vải Linen cũng rất dễ bị nhăn nhúm, nhão qua nhiều lần giặt. Do đó bạn nên chọn cách giặt phù hợp và thường xuyên phơi khô để giữ form áo quần. 

image

Vải Linen cũng rất dễ bị nhăn nhúm

Giá thành khá cao

Tùy vào từng dòng vải Linen mà giá thành cũng có sự khác biệt. Nhìn chung giá thành vải khá cao, kéo theo đó là giá tiền trang phục làm từ vải cũng cao hơn.

Cách nhận biết vải Linen

image

Nhận biết vải Linen để dễ dàng lựa chọn

Cách nhận biết vải Linen là gì, phân biệt với những loại vải khác như thế nào? Bạn có thể nhận biết bằng cách:

  • Vải mịn, không xơ, càng mềm mịn sau khi giặt nhiều lần.
  • Thường không có màu trắng tinh, mà có các màu trắng ngà, nâu vàng hoặc xám.
  • Khi đốt lên cháy chậm và không đượm bởi cấu trúc là sợi lanh rỗng, mùi tương tự như giấy cháy, tro như tro của sợi bông.

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}-->Sản xuất vải nano như thế nào? Quy trình sản xuất và ứng dụng.

Ứng dụng của vải Linen

image

Vải Linen được ứng dụng rất rộng rãi

Với những đặc tính nổi trội, vậy ứng dụng vải Linen là gì? Vải Linen được sử dụng ở nhiều lĩnh vực:

Ngành thời trang quần áo

Vải được phân loại vào phân khúc tầm trung đến cao cấp, có nhiều ưu điểm để sản xuất trang phục. Điển hình như các loại váy nhẹ nhàng, áo chống nắng với tông màu nhẹ nhàng. 

Phụ kiện nhà bếp

Nhờ khả năng thấm hút tốt nên vải Linen còn được dùng để làm phụ kiện nhà bếp. Điển hình như khăn trải bàn, khăn lau, tạp dề, túi đựng thực phẩm…

image

Vải Linen dùng để sản xuất phụ kiện nhà bếp

Ngành nội thất (sản xuất chăn ga gối)

Với nguồn gốc hữu cơ, mềm mịn, thấm hút tốt nên vải lanh cũng thường dùng để sản xuất tấm ga, chăn… Sản phẩm mang đến không gian phòng ngủ thoáng mát, giúp bạn có giấc ngủ thoải mái.

image

Vải lanh ứng dụng rộng rãi trong may mặc

Các ứng dụng khác

Vải Linen còn được ứng dụng để làm rèm cửa, tấm trùm nội thất, lót ghế sofa… Với màu sắc trang nhã sẽ giúp tô điểm không gian nội thất của bạn thêm phần sinh động.

Cách giặt vải Linen đảm bảo độ bền cao

image

Bảo quản vải Linen đúng cách

Để giúp cho vải giữ được độ bền cao, bạn cần lưu ý khi giặt máy và giặt tay như sau:

Giặt bằng máy

Khi giặt đồ với máy, tốt nhất bạn nên phân loại đồ theo màu, không để lẫn vải sáng và vải tối màu. Vải Linen cũng nên được giặt riêng với những loại vải khác để giảm khả năng bị loang màu. Bạn nên chọn chế độ giặt nước lạnh hoặc hơi ấm, nhiệt độ không quá 40 để giảm sự phai màu và giãn vải. Bên cạnh đó, bạn cũng nên điều chỉnh chế độ giặt nhẹ nhàng, tránh phá vỡ cấu trúc ban đầu của sợi vải. 

Giặt bằng tay

Với những dòng line có cấu trúc lỏng lẻo thì người dùng tốt nhất nên giặt bằng tay theo các bước như sau:

  • Dùng nước ấm pha loãng chất tẩy rửa và ngâm đồ trong khoảng 10 phút. 
  • Dùng tay nhẹ nhàng di chuyển vải quanh chậu, không chà xát, sau đó đổ nước ngâm trong chậu,rồi lấy nước sạch rồi tiếp tục di chuyển nhẹ nhàng vải cho đến khi sạch hết xà phòng.

image

Giặt tay nhẹ nhàng, không nên chà xát quá mạnh

Cách bảo quản vải Linen

image

Nên cẩn thận khi là/ủi trang phục làm từ vải Linen

Nên ủi vải Linen ủi khi quần áo đang ở mức độ ẩm khoảng 10%. Điều này sẽ giúp cho vải luôn mềm sau khi ủi. Bên cạnh đó, bạn nên bảo quản đồ lanh ở những nơi thoáng ráo, tránh ẩm mốc lên quần áo. Có thể treo thêm túi thảo mộc để loại bỏ mùi ẩm mốc.

Qua những thông tin chia sẻ trên, bạn đã hiểu hơn về vải Linen là gì cũng như những ưu điểm, cách bảo quản sản phẩm. Lựa chọn được loại vải phù hợp cho bản thân là cách giúp bạn trở nên nổi bật hơn dù ở bất cứ đâu.

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}-->Điểm danh các loại vải Linen trên thị trường hot nhất 2023

Số đo cơ thể bạn

Tìm size vừa vặn với bạn

cm
kg