Lịch sử hình thành quần jean nam và những điều thú vị có thể bạn chưa biết

Ngày xuất bản: 01/07/2023

Quần jean vốn là một món đồ không thể thiếu trong tủ đồ của các bạn nam. Cùng tìm hiểu về lịch sử hình thành quần jean nam để hiểu hơn về sự ra đời của món đồ không bao giờ lỗi mốt này.

Nếu bạn là một tín đồ của những chiếc quần jean nam thì có thể bạn sẽ cảm thấy tò mò: Lịch sử hình thành quần jean nam diễn ra như thế nào thì bài viết dưới đây Metagent hy vọng có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn.

Lịch sử ra đời quần jean nam

Quần jean đã không còn quá xa lạ với những tín đồ của thời trang. Ngoài cái tên quần jean, bạn có thể gọi nó với cái tên là quần bò hay quần rin. Giờ đây, trong tủ của những bạn nam, không thể không có chiếc quần quen thuộc này. Nó là một món đồ thông dụng, trường tồn với thời gian. Chỉ có ngày càng phát triển, biến đổi theo xu thế của thế giới chứ không bao giờ biến mất.

Dù là người nước nào, thuộc nền văn hóa nào hay không chung màu da đi chăng nữa, chúng ta đều có thể có điểm chung là trong tủ quần áo có chiếc quần jean. Nhưng có thể, bạn lại chưa hiểu rõ về lịch sử hình thành quần jean nam. Quần jean nam bắt nguồn từ vải bạt hay thậm chí là vải lều được dùng để may trang phục cho những người công nhân đào vàng tại Mỹ.

Phát minh ra quần jean nam

Đối với những tín đồ yêu thích quần jean cũng chưa chắc biết được hoàn cảnh phát minh ra quần jean như thế nào. Quần jean bắt đầu hình thành từ thế kỷ 19 khi công cuộc đào vàng cực kì phát triển tại California. Và khi những người công nhân tới đây đào vàng, họ phát hiện ra họ cần những chiếc quần có chất liệu tốt, bền, không dễ rách để công việc đào vàng diễn ra suôn sẻ hơn.

Năm 1853, một người đàn ông tên là Leob Strauss cũng muốn đi tìm vận may đào vàng của mình. Ông đã tới San Francisco nằm ở gần California để tìm vận may đào được vàng. Tuy nhiên Leob lại không tìm thấy vàng, nhưng bù lại, ông phát hiện ra nhu cầu từ việc đào vàng. Và ông đã bắt đầu sự nghiệp kinh doanh trang phục của mình từ cơ may ấy.

Ban đầu, những chiếc quần jean được tạo lên bằng những tấm vải dựng lều trại vô cùng cứng. Sau đó, nhận thấy những điểm hạn chế trong chất liệu, ông cải tiến quần jean bằng việc thay đổi từ vải lều trại sang vải denim mềm hơn. Và từ đó, những chiếc quần jean đã ra đời.

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--> Xem thêm: Áo Sơ Mi Nam

Cải tiến quần jean nam

Ban đầu, những chiếc quần jean có thiết kế như những chiếc quần thông thường khác. Công việc đào vàng vất vả đã khiến cho túi quần jean liên tục bị rách. Thấy được tình trạng này, thợ mau của Leob là Jacob Davis đã đóng đinh vào chiếc túi để cố định nó vào chiếc quần. Việc này khiến chiếc túi cố định hơn, và cũng làm cho chiếc quần jean có được nét riêng biệt hơn. Davis muốn sự sáng tạo này của mình được cấp bằng sáng chế, nhưng ông lại không đủ tiền và cũng không có pháp nhân để đăng kí bằng sáng chế.

Năm 1872, Davis đã viết thư gửi cho Leob với mong muốn ông có thể trả tiền đăng kí bằng sáng chế cho Davis. Và vui mừng thay, ngày 20/5/1873, họ đã nhận được bằng sáng chế cho cả chiếc quần và chiếc đinh ở túi của họ. Leob đặt tên cho chiếc quần của mình là “waist overalls”, hay còn được gọi với cái tên “quần jean” như sau này.

Những cột mốc lịch sử quan trọng trong sự hình thành quần jean

Dưới đây là những dấu mốc lịch sử không thể quên của lịch sử hình thành quần jean nam mà bạn có thể tham khảo và ghi nhớ:

Thế kỷ 15

Khi nói đến quần jean, chất liệu chính là điều tạo nên sự độc đáo và khác biệt. Các nhà nghiên cứu cho rằng vào thế kỷ 15, tại Genève ở Ý, loại vải thô có tên là Genoa chính là chất liệu đầu tiên được sử dụng cho loại quần này.

Loại vải này vốn được sử dụng làm quần áo cho các thủy thủ ở Ý. Nó cũng là một chất liệu vải thô bền, lý tưởng cho một chiếc quần thường xuyên phải cọ sát.

Cuối thế kỷ 16th

Từ những năm 1900’s tới ngày nay, các nhà khoa học cho rằng loại vải “Serge de Nimes” ở Pháp đã được dùng để may quần jean. Đây là loại vải được dệt thoi vải chéo bằng 2 loại sợi: dọc và ngang giống như vải denim hiện nay đang được sử dụng.

Đầu thế kỷ 19th

Đầu thế kỉ 19th, Canvas là loại vải được sử dụng phổ biến cho quần jean. Đây là loại vải cực kì bền, nó được dùng làm lều trại che mưa chắn gió là đủ hiểu độ bền của nó lớn như thế nào. Đây là một bước ngoặt lớn cho sự hình thành và phát triển của quần jean.

Năm 1847 – 1888

Trong khoảng thời gian này, trào lưu đào vàng ở California diễn ra vô cùng sôi nổi. Nhận thấy nhu cầu cần có một chiếc quần cực bền để có thể chịu được môi trường làm việc khắc nghiệt, Leob Strauss đã nảy ra ý tưởng: làm những chiếc quần jean thật bền từ vải Canvas và đóng đinh dọc theo đường may của quần để tăng độ bền.

  • Năm 1872: Mặc dù đã rất thành công trong việc bán quần và sản xuất ra những chiếc quần cực kì bền. Nhưng Levi Strauss lại gặp những khó khăn trong việc phát triển và đa dạng các thiết kế của mình. Nên ông đã bắt tay với John Davis - một thợ may ở Mỹ. Trước đó, 2 người này đã có mối quan hệ tốt nhờ việc làm ăn, trao đổi vải cho nhau.

  • Năm 1873: John Davis - một thợ may quần jean đã phát hiện ra việc đóng những chiếc đinh dọc đường may vào những vị trí dễ bị rách khiến cho chiếc quần được cải thiện hơn rất nhiều. Nhờ vậy, ông bắt tay với Leob Strauss để xin cấp bằng sáng chế cho phát minh này.
  • Từ năm 1873 – 1888: Với sự hoạt động miệt mài của John Davis, chiếc quần jean ngày càng có được hình dạng giống chiếc quần jean hiện nay: túi nhỏ ở trước chứa đồng hồ quả cam quen thuộc, miếng da in hình logo 2 con ngựa, những đường chỉ dễ rách có đinh tán,...

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--> Tham khảo: Áo Len Nam Metagent

Năm 1890 – 1920

Từ 1900 – 1920: Do sản lượng đào vàng cạn kiệt, và ngành khai thác mỏ không còn cần nhiều công nhân khai thác nữa. Dấu hiệu chững lại của ngành này như tiếng còi báo động cho sự ảnh hưởng tới những chiếc quần jean. Các thợ mỏ trước nay vẫn khai thác mỏ đang dần chuyển sang làm công nhân ở những xưởng sản xuất. Và những chiếc quần jean có chất liệu quá cứng dường như không còn phù hợp với công việc của họ. Và giải pháp được họ đưa ra là dùng vải denim mang lại cảm giác cực nhẹ, cực thoải mái cho người sử dụng.

Năm 1930 – 1950

Lúc đầu, đây là chiếc quần được dùng trong lao động, với độ bền cực cao, thô nhưng không thoải mái. Nhưng khi chuyển sang vải denim, tuy đây là loại vải kém bền hơn nhưng bù lại, nó lại vô cùng thoải mái và bền hơn so với những chiếc quần thông thường.

Năm 1960 – 1980

  • Từ năm 1960’s: Một số thương hiệu khác như Lee Cooper hay Wranglers ra đời và cạnh tranh trực tiếp với Levi’s Jeans và phá tan thế độc quyền hoàn toàn của nhãn hiệu này. Càng ngày, quần jean càng lan rộng và nhận được sự đón nhận từ nhiều khách hàng.
  • Từ năm 1970’s: Quần jean không chỉ là chiếc quần dành cho người lao động mà còn phổ biến và lan ra cả giới trẻ nữa. Và truyền hình internet là một phương tiện hữu dụng để mang quần jean đến với phong cách trẻ chung của giới trẻ.

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--> Tham khảo thêm: Áo Sweatshirt Metagent Dành Cho Nam

Năm 1980 – 2000 – hiện tại

  • Từ những năm 1980:

Ngoài chiếc quần jean được may từ vải Denim, các hãng quần jean còn sáng tạo ra những chiếc quần đầy mới mẻ, nổi bật như jean wash rách, jean wash đá hay wash axit để nó phổ biến hơn ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ. 

  • 2000 đến hiện tại:

Quần jean ngày càng phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Nó phổ biến trên khắp thế giới, không ai là không có một chiếc quần jean trong tủ quần áo. Hàng năm, những mốt quần jean mới lại được sản sinh và càng ngày càng nổi tiếng ở nhiều lứa tuổi.

>>> Tổng Quan Sơ Bộ Về Phong Cách Thời Trang Denim On Denim

Lịch sử tên gọi “quần jean”

Ban đầu, chất vải jean được sử dụng làm quần jean nên nó có tên giống loại vải làm ra nó. Nhưng hiện tại, nó không được sử dụng làm quần jean, vải denim là sự lựa chọn hoàn hảo cho chiếc quần jean hiện đại.

Loại vải tạo nên quần jean là gì?

Loại vải mà hiện nay đang được sử dụng để tạo ra quần jean là vải denim. Đây là một loại vải được làm ra từ sợi bông. Sau khi nhuộm màu các sợi bông, nó được dệt thành các sợi vải có chiều dọc và các sợi ngang.

Cách sợi này không những làm cho quần jean co dãn tốt cả chiều ngang lẫn chiều dọc, nó còn làm cho chiếc quần jean đặc biệt hơn rất nhiều: có màu xanh và màu trắng.

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--> Xem thêm: Áo Polo Nam Metagent

Túi đồng hồ ra đời như thế nào?

Trải qua bề dày lịch sử hàng trăm năm, những chiếc quần jean vẫn giữ được nguyên bản với túi đồng hồ ở túi quần bên phải. Đây là thiết kế vô cùng nổi tiếng và vẫn chưa bị mai một.

Chiếc túi này được dùng để đặt đồng hồ vào trong nó như tên gọi. Nó được thiết kế nhỏ gọn, để đặt vừa đủ đồng hồ quả quýt ở trong đó. Ngày xưa, đồng hồ không có dạng đeo tay mà nó được cất giữ trong chiếc túi nhỏ ở quần jean. Ngày nay, đồng hồ quả quýt không còn được sử dụng. Nhưng thiết kế này vẫn được gìn giữ để tạo nên điểm đặc trưng của quần jean. Bạn có thể dùng nó để đựng tiền xu hay những vật nhỏ nhỏ cần được mang theo.

>>> Suit là gì ? Tìm hiểu về Suit và những Tips quan trọng

Kết luận

Lịch sử hình thành quần jean nam là một khoảng thời gian dài, và chúng chưa bao giờ dừng lại. Trong tương lai, nó sẽ phát triển hơn với nhiều xu thế mới, nhiều hình dạng mới lấy cảm hứng từ chiếc quần jean.

Số đo cơ thể bạn

Tìm size vừa vặn với bạn

cm
kg