Nón kết là gì? Các dòng nón kết phổ biến hiện nay

Ngày xuất bản: 02/08/2023

Nón kết là gì? Có lẽ đối với nhiều người thì đây đang là câu hỏi được quan tâm và thắc mắc. Trên thực tế thì nón kết chính là tên gọi của người dân miền Nam. Còn đối với người dân miền Trung và miền Bắc thì nó lại được gọi là mũ lưỡi trai.

Nón kết là gì? Có lẽ đối với nhiều người thì đây đang là câu hỏi được quan tâm và thắc mắc. Trên thực tế thì nón kết chính là tên gọi của người dân miền Nam. Còn đối với người dân miền Trung và miền Bắc thì nó lại được gọi là mũ lưỡi trai. Nhưng cho dù có là tên gọi gì thì nó vẫn là một loại mũ mà ai cũng đã từng sử dụng qua món phụ kiện này. 

Nón kết là gì?

Thường thì người dân miền Bắc sử dụng đến từ nón để chỉ nón quai thao, nón lá…. bởi lẽ chúng có cấu tạo tương tự như hình nón có trong toán học. Thế nhưng đối với người dân miền Nam thì chúng lại được gọi với cái tên là nón kết. Lý do nó được gọi là nón kết bởi lẽ ở trước có phần nhô ra. Tuy nhiên phần nhô ra cong hay phẳng, dài hay ngắn sẽ được dựa trên từng loại nón khác nhau. Hat chính là tên tiếng Anh của loại nón kết này.

Đối với người dân miền Bắc và miền Trung trong cái nhìn của họ, mũ có phần đường trước nhô ra với công dụng che mưa che nắng hình dáng tương tự như con trái. Về phần kích thước nhô ra dài hay ngắn sẽ được dựa trên kích thước của từng loại mũ khác nhau. Đây cũng là lý do mà vì sao người dân miền Bắc và miền Trung lại gọi tên chiếc mũ này là mũ lưỡi trai. Mũ lưỡi trai trong tiếng Anh được gọi với cái tên là Cap.

Như vậy bạn đã hiểu được nón kết là gì rồi đúng không nào. Để tránh tình trạng phân biệt vùng miền cũng như dễ hiểu hơn thì đều có thể gọi là nón kết hay mũ lưỡi trai đều được.

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--> Tham khảo thêm: Áo Sweatshirt Metagent Dành Cho Nam

Lịch sử hình thành nón kết hiện nay

Vậy lịch sử hình thành của nón kết là gì? Tiếp tục khám phá các thông tin có trong phần tiếp theo này để hiểu rõ hơn về nguồn gốc xuất hiện của loại nón này nhé!

Nón kết khá phổ biến tại đất nước Hoa Kỳ và có lịch sử phát triển cùng với bộ môn bóng chày. Đây cũng là lý do vì sao mà người ta gọi nó với cái tên khác đó là baseball cap hay mũ bóng chày. Có thể thấy bóng chày được biết đến là bộ môn thể thao mang đến những nét đặc trưng. Bởi sự đối đầu của một tập thể với những cú sút tuyệt vời. Với lợi thế này mà đó đã tạo nên sức ảnh hưởng lớn cùng một phạm vi phát triển rộng rãi trên toàn thế giới.

Đi cùng với sự phát triển của bộ môn bóng chày nón kết cũng đã có một tốc độ phát triển nhất định. American Doubleday đã tổ chức nên một trò chơi có cách thức tham gia như bóng chày hiện đại vào năm 1839. Tham gia trò chơi này, các cầu thủ đã che nắng bằng một chiếc mũ.

Hình ảnh các cầu thủ đội tuyển bóng chày cực nổi tiếng Brooklyn xuất hiện vào những năm 1860. Với lối đặc trưng của những chiếc mũ nhô cao, phần lưỡi trai rộng và ôm sát phía sau đầu nón kết đã bắt đầu xuất hiện rộng rãi hơn. Không chỉ là sản phẩm xuất hiện riêng ở bộ môn bóng chày. Thay vào đó nó đã bắt đầu bước đến lĩnh vực thời trang với hàng loạt các thương hiệu, kiểu dáng khác nhau được ra đời.

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--> Xem thêm: Áo Polo Nam Metagent

Cấu tạo đơn giản của một chiếc nón kết

Chiếc nón kế ban đầu xuất hiện với các chức năng cơ bản do đặc thù của bộ môn bóng chày. Nó mang đến một kết quả thi đấu tốt hơn nhờ chiếc mũ che nắng che mưa hiệu quả. Thế nhưng khi xuất hiện trong lĩnh vực thời trang, nón kết không chỉ là phụ kiện giúp người dùng che nắng che mưa. Mà còn mang đến những dấu ấn cũng như phong cách riêng biệt tạo nên cá tính cho người dùng.

Vậy một chiếc nón kết sẽ có cấu tạo như thế nào, tiếp tục tìm hiểu rõ hơn về thắc mắc này ngay sau đây nhé!

Phần mũ bao quanh đầu

Trong cấu tạo của chiếc nón kết, phần mũ bao quanh đầu được xem là phần chính của mũ. Thường thì phần này sẽ được may từ 5 cho đến 6 mãnh. Có khá nhiều các chất liệu khác nhau có thể sử dụng may phần này đó là: kaki, bông hay lưới…. dựa trên yêu cầu cũng như nhu cầu của người dùng. Phía trước mũ có thể tận dụng để in bất cứ họa tiết nào hoặc cũng có thể là logo thương hiệu.

Phần lưỡi trai, miếng che nắng

Đây là một phần mở rộng phía trước của nón với chức năng chính là tránh ánh nắng mặt trời đối với khuôn mặt. Về chất liệu là phần lưỡi trai có thể sử dụng chung với chất liệu làm phần mũ bao quanh đầu.

Phần nút trên đỉnh đầu

Thường thì người ta sẽ sử dụng đến kim loại để làm phần nút có trên đỉnh đầu, xung quanh sẽ được bao bọc bằng vải như phần mũ. Chức năng của phần nút đó là cố định các mảnh ghép lại với nhau. Tùy theo nhu cầu cũng như sở thích của khách hàng mà phần nút sẽ có hình dạng và kích thước khác nhau.

Băng gai dính cố định nón

Băng gai cố định nón còn được biết đến với cái tên gọi khác đó là khóa nón giúp giữ nón trước gió lớn., Đôi khi chỉ là điều chỉnh để người dùng đội vừa vặn hơn. Hiện nay có nhiều loại khoá nón khác nhau được sử dụng như: khóa móc kim loại, khóa lỗ đôi, khóa 7 lỗ….

>>> Size S, M, L, XL là gì? Hướng dẫn cách chọn size áo phù hợp với nam nữ

Lỗ thông khí

Lỗ thông khí xuất hiện trong nón kết với mục đích chính đó là truyền không khí từ trong ra ngoài hoặc ngược lại, tạo nên cảm giác thoải mái nhất cho người dùng. Đối với một chiếc nón kết thông thường sẽ có sự xuất hiện của 6 lỗ thông khí và có tại 2 bên hông của nón.

Các dòng nón kết phổ biến hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có sự xuất hiện của khá nhiều các loại nón kết khác nhau. Người dùng có thể lựa chọn dễ dàng dựa trên nhu cầu lẫn phong cách riêng của bản thân. Dưới đây chúng ta sẽ chỉ ra một vài loại nón kết phổ biến đang có trên thị trường hiện nay:

Mũ lưỡi trai cong

Những dòng nón kết hay mũ lưỡi trai cong gồm có:

V  Adjustable cap – Mũ điều chỉnh size

V Adjustable cap đây là loại mũ mà người dùng có thể điều chỉnh size bằng nhiều cách khác nhau, đây cũng là lý do vì sao nó có tên gọi là mũ điều chỉnh size. Nếu dùng quai bấm để điều chỉnh size sẽ được gọi với cái tên là “snapback”  hoặc “adjustable cap” (trong đó snap: khoá, back: phía sau). Nếu dùng bằng dây để điều chỉnh size sẽ được gọi với cái tên là “strapback” ( các loại dây như dây dù, dây da, dây vải). Tương tự thì mũ chỉnh size còn có thêm 2 loại khác đó là cột dây “tieback” hay khóa kéo  “zipback”.

V Fitted cap – Mũ liền gáy/bo đầu/bít đuôi

Phần viền mũ của mẫu này sẽ có thể là cố định hoặc là co giãn. Tùy theo nhà sản xuất mà sẽ có loại “one size fits all” hoặc cũng có loại có size s, m, l, xl. Đối với dòng mũ còn lại thì không co giãn, vành sau sẽ được cố định, vì vậy bạn cần đo vòng chính xác nếu như muốn sở hữu.

V Mesh cap - Mũ lưới                                                                                                                                                                         

Loại mũ này có thiết kế tương tự như tên gọi vốn có của nó, với phần phía sau mũ có cấu tạo bằng lưới. Với diện tích khoảng 2/ 3 tổng diện tích của mũ. Trong đó gồm có 2 dòng khác nhau là Fitted và Adjustable.

Trucker cap là dòng đặc biệt được nhắc đến nhiều nhất bên trong mũ lưới. Từ những năm 1960 loại mũ này đã bắt đầu xuất hiện với loại mũ dành cho công nhân nông trại, tài xế xe tải hay công nhân của các công ty thức ăn gia súc. Phía trước có phần form được nhô cao, làm từ bút và quan trọng là bằng phẳng để thuận tiện hơn trong việc in quảng cáo hay tên công ty.

Tuy nhiên các thương hiệu sản xuất mũ lưới đều đặt tên đối với các sản phẩm của mình đó chính là “trucker cap” cho dù những đặc tính như trên không được sở hữu. Đây cũng là lý do vì sao mà định nghĩa về  “trucker cap” đã không còn chính xác.

Mũ lưỡi trai phẳng

Snapback không mang một ý nghĩa như nhiều người vẫn gọi đó là mũ lưỡi trai phẳng Nguyên nhân chính đó là phần quai bấm snap thường được ứng dụng đối với phần chỉnh size của dòng mũ này. Vì vậy để có thể phân biệt rõ ràng được với mũ lưỡi trai cong snapback thì cần phải gọi với cái tên đầy đủ đó là "Snapback Flat Bill Cap".
Tuy nhiên đôi khi các thương hiệu buộc phải viết với tên gọi đầy đủ để dễ dàng phân biệt hơn với các hãng. Chẳng hạn như: một thương hiệu đặt tên " Fitted Flat Bill Cap" cho mũ lưỡi trai phẳng và bo đầu. Ngoài điểm khác biệt này, thì so với mũ lưỡi trai cong thì các dòng cũng sẽ được chia tương tự.

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--> Tham khảo: Áo Len Nam Metagent

Một số chất liệu phổ biến sản xuất mũ lưỡi trai

Để sản xuất mũ lưỡi trai, thường có các chất liệu được sử dụng như sau:

Chất liệu vải cotton

Chất liệu cotton luôn là lựa chọn hàng đầu dành cho nước nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Đây cũng là lý do vì sao một chiếc nón được làm từ chất liệu cotton được ưa chuộng hơn cả.

Chất liệu vải jean

Jeans là chất liệu mang đến phong cách năng động và cá tính dành cho bạn, vì vậy mà chất liệu này cũng được yêu thích. Với một chiếc áo phông, sneaker và quần short thì đây sẽ là phụ kiện hoàn hảo.

Chất liệu vải kaki

Với một chiếc mũ được làm từ chất liệu kaki sẽ khiến bạn không mất quá nhiều thời gian cho việc ủi vì ít nhăn, độ bền cao. Đối với các chàng thì đây sẽ là loại phụ kiện lý tưởng khi hợp với nhiều phong cách, độ tuổi.

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--> Xem thêm: Áo Sơ Mi Nam

Chất liệu vải dù

Đây là chất liệu cực kỳ phù hợp đối với những người thường xuyên phải làm công việc ngoài trời. Bởi nó sẽ mang đến một cảm giác dễ chịu thoải mái khi có tính thấm nước cao. Thông qua sự kết hợp giữa nylon, cotton và tơ nhân tạo, mũ được làm từ chất liệu vải dù dễ giặt, chất lượng và bền lâu.

>>> Lịch sử ra đời của áo sát nách nam, cách mix and match áo sát nách đẹp

Kết luận

Những chia sẻ có trên của Metagent đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc nón kết là gì? Hy vọng với các tóm gọn này sẽ giúp bạn có thêm thông tin và sự hiểu biết về món phụ kiện thời trang quen thuộc này. Từ đó dễ dàng chọn lựa chọn mình được sản phẩm phù hợp với phong cách tạo nên cá tính cho bản thân.

Số đo cơ thể bạn

Tìm size vừa vặn với bạn

cm
kg