Những điều bạn cần biết về thời trang Upcycling

Ngày xuất bản: 15/07/2023

Thời trang Upcycling là một trong những xu hướng thời trang giúp bảo vệ môi trường được nhiều người chú ý đến trong những năm gần đây. Đối với những bạn trẻ yêu thích phong cách mới lạ thì việc tái chế đồ cũ thành đồ mới đã không còn xa lạ.

Thời trang Upcycling là một trong những xu hướng thời trang giúp bảo vệ môi trường được nhiều người chú ý đến trong những năm gần đây. Đối với những bạn trẻ yêu thích phong cách mới lạ thì việc tái chế đồ cũ thành đồ mới đã không còn xa lạ. Vậy bạn đã biết gì về xu hướng Upcycling hay chưa, nếu chưa đừng bỏ qua các thông tin có trong bài viết dưới đây của Metagent.

Giới thiệu

Upcycling là gì, trong thời trang  thời trang Upcycling có tầm quan trọng như thế nào, cùng tìm lời giải đáp trong phần sau đây:

Tầm quan trọng của quá trình Upcycle trong ngành thời trang

Thời trang được biết đến là một trong những ngành gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường hàng đầu trên thế giới. Nguyên nhân chính có lẽ là do các loại hóa chất xuất hiện trong quá trình nhuộm vải qua môi trường không khí hay nước sạch.

Đây cũng là lý do vì sao xu hướng thời trang xanh với điểm nhấn là bảo vệ môi trường được tuyên truyền và xuất hiện nhiều trên thế giới. Ngành thời trang tái chế sẽ giúp cho môi trường được bảo vệ và hướng đến xu hướng thời trang bền vững.

Đối với loại vải được làm từ chất liệu nilon sẽ khó phân hủy do bền trong tự nhiên, mức độ phân hủy nhanh hơn ở chất liệu cotton. Vì vậy một trong những phương pháp hoàn hảo nhất đó chính là tái chế đồ cũ thành đồ mới.

Upcycling là gì? Tầm quan trọng của upcycling trong ngành thời trang

Upcycling là gì? Upcycling  theo tiếng Anh thì nó mang đến ý nghĩa rằng tái sử dụng hoặc nâng cấp đến các món đồ cũ theo sự sáng tạo và mới lạ. Upcycling được hiểu là một sản phẩm cũ được sửa đổi theo những điều hoàn toàn mới lạ. Khi được chuyển thành những sản phẩm mới thì những sản phẩm cũ sẽ được sửa đổi với vòng đời mới.

Với cách này, thông qua sự sáng tạo của các nguyên vật liệu đã sử dụng mang đến cho bạn một sản phẩm mới. Với chất lượng cũng như mặt thẩm mỹ cao hơn rất nhiều so với sản phẩm ban đầu. Hoặc cũng có thể nói theo cách dễ hiểu hơn thì Upcycling chính là việc tận dụng những nguyên liệu đã qua sử dụng một cách sáng tạo hơn. Nhờ vậy mà những sản phẩm cũ cũng sẽ có thời gian tuổi thọ lâu hơn.

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--> Xem thêm: Quần Jogger Metagent

Quá trình Upcycling trong ngành thời trang

Upcycling thời trang đã được xuất hiện từ khá lâu, tuy nhiên chỉ mới trở nên nổi tiếng trong những năm gần đây. Vậy quá trình phát triển của nó như thế nào, tiếp tục tìm hiểu ngay sau đây:

Thời trang Upcycling là gì?

Thời trang Upcycling có nghĩa là các bạn sẽ lấy đi những bộ quần áo đã rách, đã cũ trước đó. Sau đó vận dụng sự sáng tạo của mình để tạo nên những sản phẩm mới với phong cách riêng của chính mình.

Những vật liệu được sử dụng trong quá trình

Thông qua sự sáng tạo không ngừng nghỉ của các nhà thiết kế thì các nguyên liệu của Upcycling đã trở nên phong phú hơn. Nó không chỉ dùng đến những chiếc quần hay áo đã cũ mà thay vào đó còn có thêm nhiều phế liệu khác. Chẳng hạn như những chiếc khăn, rèm cửa… đã cũ.

Quá trình upcycling thời trang

Upcycling ngược theo dòng lịch sử thì nó được xuất hiện lần đầu tiên tại đất nước Anh. Bối cảnh để các nhà thiết kế tận dụng đó chính là trang phục của các binh lính không đủ nguyên liệu để may. Mặc dù 1941 đã được xuất hiện tuy nhiên Upcycling lại chính thức được biết đến năm 1994 và do Reiner Pliz - Một kỹ sư người Đức đặt tên.

Ông cho rằng recycling (hay tái chế) đã khiến cho những bộ trang phục được tân trang lại giảm đi giá trị của chúng. Không chỉ có vậy mà thành quả sáng tạo của những nhà thợ may cũng bị ảnh hưởng. Đây cũng là lý do vì sao Reiner Pliz đổi tên thành upcycling (nâng cấp).

Các sản phẩm thời trang Upcycling

Vậy các sản phẩm thời trang của upcycling là gì, tiếp tục tham khảo trong phần tiếp theo.

Điểm khác biệt giữa sản phẩm Upcycling và sản phẩm thời trang truyền thống

Upcycling là sản phẩm khác biệt hoàn toàn so với các sản phẩm truyền thống. Bởi nguyên liệu chính đó là các sản phẩm đã cũ đã qua sử dụng và được tận dụng sáng tạo lại. Những sản phẩm thời trang truyền thống có nguyên liệu từ các loại vải chất liệu mới, chưa được sử dụng.

Các sản phẩm thời trang Upcycling phổ biến

Hiện nay, các nhà thiết kế đã tận dụng và cho ra mắt khá nhiều các sản phẩm thời trang Upcycling. Trong đó có một vài sản phẩm chính mà chúng ta có thể chỉ ra như: váy, đầm, quần áo, giày….

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--> Tham khảo thêm: Quần Shorts Metagent

Những nhà thiết kế nổi tiếng và các sản phẩm nổi tiếng

Trên thực tế, thời trang là một vòng quay nhưng quỹ đạo của nó không nhất thiết phải giống nhau. Thông qua nhận thức này mà các nhà sáng tạo tiếp cận đến các sản phẩm này.

Nhà thiết kế thời trang Marine Serre cho ra mắt bộ sưu tập Maree Noire vào năm 2019. Đây là bộ sưu tập thời trang đầu tiên được áp dụng đến các phương pháp tái chế. Thông qua những tấm vải thừa từ các bộ sưu tập trước đó để tái chế thành mẫu mới đầy sáng tạo. Trong năm 2020 Banana Moon - nhà thiết kế thời trang Pháp cũng cho ra mắt bộ sưu tập đồ bơi thông qua các tấm vải thừa.

Lợi ích của Upcycling trong ngành thời trang

Hiện nay, trong ngành thời trang, đối với các món đồ mà bạn bỏ đi được xem là thủ phạm chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong đó Upcycling được xem là giải pháp bảo vệ môi trường thông qua việc tái sử dụng đến những món đồ đã sử dụng và tái chế thành sản phẩm mới. Dưới đây sẽ là một số lợi ích khi ngành thời trang ứng dụng Upcycling:

  • Giúp bảo vệ môi trường thiên nhiên tránh tình trạng ô nhiễm.
  • Chi phí cho quá trình sản xuất được tiết kiệm tối đa.
  • Tiết kiệm đáng kể được nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Tăng khả năng sáng tạo của từng cá nhân.

Thách thức và hạn chế của Upcycling trong ngành thời trang

Mặc dù thời trang Upcycling mang đến rất nhiều những lợi ích khác nhau, trong đó việc bảo vệ môi trường tránh tình trạng ô nhiễm vẫn là yêu cầu quan trọng nhất. Tuy nhiên Upcycling trong ngành thời trang vẫn có một số hạn chế và cả những thách thức nhất định.

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}--> Xem thêm: Quần Jeans Nam Metagent

Những thương hiệu thời trang Upcycling bạn không nên bỏ qua 

Thời trang Upcycling đã được rất nhiều các thương hiệu khác nhau ứng dụng, phát triển, cụ thể:

Eileen Fisher Renew

Khi nhắc đến thương hiệu thời trang bền vững và lâu đời nhất có lẽ Eileen Fisher sẽ là cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Thông qua sự phát triển đặc biệt của Resewn - Một bộ sưu tập đình đám. 

Thương hiệu này mang đến cho thị trường những mảnh ghép nổi tiếng có 1 không 2. Với nguồn gốc đến từ nhiều mảnh ghép khác của thương hiệu Eileen Fisher. Người dùng có thể tìm thấy cho mình hàng loạt các phiên bản nâng cấp khác nhau đến từ thương hiệu này như: bộ áo khoác, áo len, áo liền quần, quần thun, túi, vòng tay….

Gaâla

Kelly de Gaalon và Alexander Zhalezka là cặp vợ chồng giữ nhiệm vụ tái chế các sản phẩm. Nhờ vào nguồn cung cấp của họ mà tất cả các nguyên vật liệu mà 2 vợ chồng có được đều là phiên bản giới hạn. Do đó bạn có thể thử đến item này nếu bạn thân muốn có điều gì đó độc đáo và mới lạ.

Anekdot

Thay vì lãng phí các sản phẩm thời trang thì Anekdot sẽ mang đến bạn những sản phẩm thời trang như kính râm, đồ bơi, đồ lót từ những loại vật liệu dư thừa. Bạn sẽ chẳng cần lo lắng hay phân vân đến việc chọn bảo vệ môi trường hay mua sản phẩm mới khi chọn những món đồ đến từ Anekdot. Bởi thương hiệu này sẽ giúp bạn đáp ứng tốt cả 2 điều kiện này.

Kitty Ferreira

Đây là một thương hiệu đình đám được một sinh viên  tốt nghiệp Đại học Thời trang London - Valerie Goode  thành lập ngay khi được tuyển dụng đến đất nước Trung Quốc làm việc. Nguyên nhân chính để cô có động lực để tạo nên thương hiệu đình đám này đó chính là tình trạng ô nhiễm môi trường khủng khiếp.

Doodlage

Trụ sở của Doodlage một thương hiệu thời trang bền vững được đến từ đất nước Ấn Độ. Thương hiệu này mang đến những sản phẩm tái chế sáng tạo, nhưng cũng đầy ấn tượng và phong cách.

>>> Chiêm ngưỡng các outfit thời trang Sơn Tùng tham dự các sự kiện đình đám

OhSevenDays

Nguồn vải mà thương hiệu OhSevenDays lấy có nguồn gốc chủ yếu được đến từ 2 cửa hàng tại Istanbul: một đơn vị chuyên bán vải cotton đơn vị còn lại chính là nhà máy sản xuất quần áo nữ. Thương hiệu này đã cho ra mắt các bộ sưu tập nhỏ đến từ 4 thợ may chuyên nghiệp.

Hôtel

Hôtel sẽ là thương hiệu đáng để bạn quan tâm nếu như muốn có một chiếc váy xinh đẹp được làm từ chất liệu rèm cửa để trở thành một cô nàng xinh đẹp như Scarlett O’Hara. Nguồn vải mà thương hiệu cao cấp này sử dụng được đó là những chiếc rèm cửa loại bỏ từ các khách sạn nhà nghỉ có tại thủ đô Paris. 

Madia & Matilda

Shalize Nicholas là nhà thiết kế thời trang được học tại Manchester, những sản phẩm thời trang mà cô mang đến đều mang xu hướng tái chế. Vải cuộn và vải tự nhiên chính là nguồn nguyên liệu mà thương hiệu này sử dụng đến. Và trên trang web của họ đã đánh dấu một cách rõ ràng về các mảnh ghép Upcycling này.

Les Fleurs Studio

Vào năm 2017, chủ thương hiệu Les Fleurs Studio - Một nhà thiết kế đến từ đất nước Tây Ban Nha Maria Bernad đã mở một cửa hàng nhỏ để bán đồ cũ. Tuy nhiên ngay sau đó, nhà thiết kế này đã lên ý tưởng cho việc tái sử dụng các món đồ cũ. Với mục đích sáng tạo và bảo vệ môi trường trước những ảnh hưởng xấu.

Urban Outfitters Urban Renewal

Urban Outfitters được biết đến là thương hiệu hàng đầu giúp cho ngành thời trang Upcycling được phát triển trên một tầm cao mới. Ở đó không chỉ có những sáng tạo độc nhất vô nhị mà còn có nhiều sản phẩm phụ kiện quần áo khác nhau dành.

>>> Ngành nail và sự phát triển của ngành nail tại Việt Nam

Kết luận

Những tóm tắt có trong bài viết đã giúp cho bạn có thêm thông tin về thời trang Upcycling.  Xu hướng thời trang tái chế giúp bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Hy vọng rằng phần chia sẻ này sẽ là quan trọng và hữu ích để bạn thực sự hiểu rõ hơn về ngành thời trang và chọn cho mình xu hướng phù hợp nhất.

Số đo cơ thể bạn

Tìm size vừa vặn với bạn

cm
kg