A - Z thông tin về dòng vải cotton lụa sang trọng

Ngày xuất bản: 04/04/2023

Vải cotton lụa là sự kết hợp của lụa và cotton và được ứng dụng rộng rãi. Loại vải này có giá thành rẻ, tính thẩm mỹ cao nên được ưa chuộng.

Vải cotton lụa hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Với những người lần đầu tiên tiếp xúc, sẽ rất dễ nhầm lẫn với các dòng vải lụa do hai chất liệu này đều có độ sáng bóng tương đương. Vậy cotton lụa là gì, có những tính chất như thế nào? Nội dung dưới đây Metagent sẽ giải đáp chi tiết giúp bạn hiểu hơn về loại vải này. 

Vải cotton lụa là gì?

Vải cotton lụa là sản phẩm được sản xuất theo quy trình hiện đại, có sự kết hợp của tơ tằm thượng hạng và cotton tự nhiên. Tuỳ theo đầu ra của sản phẩm mà có sự thay đổi về tỉ lệ của mỗi loại. Hiện nay, những dòng vải cao cấp thường có tỷ lệ cotton chiếm khoảng hơn 90% và 10% là sợi silk. 

Vải cotton lụa được chia thành rất nhiều dòng khác nhau, tùy theo thành phần, nguồn gốc mà chia ra. Hiện nay, trên thị trường nước ta phổ biến nhất là cotton lụa Hàn Quốc, cotton lụa Việt Nam, cotton lụa Hồng Kông,…

image

Vải cotton được làm từ hai thành phần là cotton và lụa

Lịch sử phát triển của vải lụa cotton như thế nào?

Khoảng 6000 năm trước Công Nguyên, ngành nghề dệt lụa ở Trung Quốc đã vô cùng phát triển. Đặc biệt khi họ biết nuôi tằm để lấy tơ chất vải lụa ngày càng được phổ biến và biết đến rộng rãi hơn. Tuy nhiên, ngành tơ lụa phát triển chỉ có thể được sử dụng ở những người có các tầng lớp địa vị và tiền bạc phát triển.

Tại Việt Nam, nghề nuôi tằm cũng hình thành rất sớm, có nhiều làng nghề truyền thống dệt lụa đến nay vẫn được bảo tồn như vải lụa Hà Đông. Để làm giảm giá thành của chất liệu lụa, người ta đã pha trộn thêm sợi cotton để giữ được đặc tính sang trọng của vải lụa nhưng có mức giá thành rẻ hơn.

image

Cotton lụa có quá trình phát triển lâu dài

Xem thêm: Áo Thun

Quy trình sản xuất vải cotton lụa chi tiết

Vải cotton lụa trải qua quy trình sản xuất bao gồm 5 công đoạn đó là:

Bước 1: Thu hoạch xơ bông

Nhộng tằm sau khi phát triển trong điều kiện thời tiết mát mẻ, người nuôi tằm  sẽ nuôi từ 23 đến 25 ngày từ khi nhả tơ đến khi chúng lột xác. Tuỳ theo thời gian trưởng thành của tằm, người ta sẽ cho chúng ăn lá nón, lá già….Trong khi đó, thời gian thu hoạch xơ bông khoảng vào tháng 11 đến tháng 12 và trải qua 3 lần để giúp tăng độ bền của sản phẩm. Sau khi thu hoạch sẽ tiến hành phân loại chất lượng, từ đó đem đi phơi khô ở nơi thoáng mát.

image

Thu hoạch xơ bông

Tham khảo thêm: Áo Khoác

Bước 2: Tinh chế xơ bông

Sau khi bông được phơi khô sẽ được các nhà máy đến thu mua, vận chuyển để tác cơ. Quá trình tách diễn ra theo quy trình khép kín, sau đó sẽ đem vào lò nấu giúp loại bỏ các tạp chất như Nitơ, Pectin, Axit hữu cơ và các màu tự nhiên bám vào trong xơ bông.

image

Để sản xuất, người ta cần tinh chế bông

Bước 3: Hòa tan, kéo sợi

Sau khi hoàn thành tinh chế xơ bông, đem đi nấu người ta sẽ thu được dung dịch đặc biệt, đây là nguyên liệu tạo nên sợi cotton. Phần dung dịch được đi qua khuôn kéo rồi ép qua các lỗ nhỏ tạo nên sợi được định sẵn.

image

Đưa xơ bông đi nấu tạo sợi

Bước 4: Dệt vải

Sau khi đã có được các sợi, quy trình tiếp theo là qua các khâu dệt, có hai kiểu sợi đó là dạng sợi ngang và dạng sợi dọc đan xen lẫn nhau. Người ta sẽ ưu tiên mặt bóng, đẹp và hoa văn theo yêu cầu để làm mặt chính. Sau khi dệt xong, cần tẩy toàn bộ những thứ còn sót lại hoặc những gam màu tự nhiên còn dính trên bông để hoàn thiện tấm cotton trắng.

image

Quy trình dệt vải tạo nên những tấm vải đẹp mắt

Xem thêm: Quần Khaki Metagent

Bước 5: Pha trộn và nhuộm vải

Sau khi hoàn tất dệt và xử lý sợi, người ta sẽ đem vải cotton lụa đi nhuộm màu và những hoa văn và màu sắc sẽ dựa theo chủ định sẵn. Chất nhuộm này kết hợp cùng với nhiều dạng màu khác nhau giúp hình thành tấm vải bền, đẹp nhiều hoạ tiết.

image

Bước nhuộm màu vải rất quan trọng

Các đặc tính nổi trội của vải lụa Cotton là gì?

Vải cotton lụa có nhiều đặc tính đặc trưng, nắm rõ đặc tính sẽ sử dụng đúng mục đích: 

Về đặc tính cơ học

image

Sợi vải cotton lụa chỉ có mức co giãn trung bình

Bản chất của vải cotton vẫn là vải lụa nên sợi vải chỉ có mức co giãn trung bình nhưng vẫn chắc chắn hơn những dòng vải khác. Để giữ được sự bền bỉ của vải, nên hạn chế tiếp xúc với nước sẽ làm độ bền của vải giảm đi 20%. 

Xem thêm: Quần Tây

Về đặc tính vật lý

Bề mặt sợi tơ cắt ngang là hình tam giác, hình tròn nên khi được dệt thành vải sẽ thể hiện rất rõ trên thành phẩm. Nếu như có ánh nắng chiếu vào sẽ có được độ óng tự nhiên, nổi bật.

image

Vải có bề mặt sáng bóng

Về đặc tính hóa học

image

Vải lụa giữ nhiệt rất tốt

Do lụa có tính dẫn điện và dẫn nhiệt kém nên nhìn chung vải có khả năng giữ nhiệt rất tốt nên phù hợp dùng vào mùa đông. Hơn nữa, vải cũng kém bền dưới tác động của nhiệt nên tránh phơi vải dưới ánh nắng trực tiếp.

Ưu điểm của vải cotton lụa như thế nào?

Vải cotton lụa có nhiều ưu điểm nổi bật, nên ngày càng được ứng dụng nhiều hơn:

Tính thẩm mỹ cao

image

Vải lụa có tính thẩm mỹ cao

Bề mặt của vải sáng bóng nhờ có sự góp mặt của silk trong thành phần, từ đó giúp cho vải cotton lụa nhanh chóng được định danh khi bạn quan sát bằng mắt và cảm nhận bằng tay. Vải có bề mặt bóng loáng, thu hút ánh nhìn tạo cảm giác sang trọng khi diện lên.

Chống tĩnh điện

Vải lụa có khả năng dẫn điện kém do đó vảicotton lụa cũng không có sự dẫn địa, giúp cho người mặc cảm giác dễ chịu hơn. Nhất là vào mùa đông không cần bận tâm về sự ma sát giữa áo với lông tay, lông chân.

image

Vải có khả năng chống tĩnh điện rất tốt

Phù hợp mặc ở các điều kiện

Vải vừa có đặc tính thoáng mát của cotton lại có tính chất dẫn nhiệt kém, do đó bạn có thể diện những trang phục từ sản phẩm này ở nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.

image

Vải cotton lụa có tính ứng dụng cao

Dễ vệ sinh và bảo quản

Với bề mặt sáng bóng, nên khi quần áo bám bụi cũng dễ dàng làm sạch hơn. Hơn nữa, vải cũng không yêu cầu điều kiện bảo quản khắt khe, chỉ cần ở nơi thoáng mát là được.

image

Vải sáng bóng nên dễ bảo quản cũng như dễ dàng vệ sinh hơn

Giá thành rẻ so với dòng vải tơ lụa nguyên chất

So với vải lụa tơ tằm 100% tự nhiên, giá thành của vải cotton lụa là rẻ hơn rất nhiều. Nhưng có thể khẳng định chất lượng không thua kém gì so với vải tơ tằm.

Mang ưu điểm nổi bật của vải cotton (thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt)

Được làm từ sợi cotton, chính vì thế nên loại vải này cũng mang nhiều ưu điểm tương tự vải cotton. Vải có đặc tính thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mang đến cảm giác thoải mái do đó được ứng dụng nhiều vào các sản phẩm mùa hè, chăn ga gối, hay rèm tạo sự thoáng mát.

image

Mặc cotton lụa cảm giác thoải mái, thấm hút tốt vào mùa hè

Nhược điểm vải cotton lụa

Bên cạnh những ưu điểm trên, dòng vải cotton lụa cũng có những mặt hạn chế như:

Dễ bị mất dáng

Với thành phần hơn 90% từ cotton, do đó loại vải này cũng mang đặc tính hạn chế của vải cotton đó là rất dễ bị mất dáng và nhăn sau một thời gian sử dụng. 

image

Vải lụa cotton rất dễ bị mất form dáng sau một thời gian dùng

Độ bền không quá cao

Vải cotton này có độ bền không quá cao, do được dệt bằng từ sợi tự nhiên. So với những loại vải sản xuất nhân tạo, độ bền của chất vải này vẫn kém hơn.

image

Vải cotton có độ bền ở mức trung bình

Ứng dụng nổi bật nhất của vải cotton lụa là gì?

Hiện nay, cotton lụa được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống con người như:

Trong lĩnh vực may mặc

image

Vải cotton lụa mát mẻ cho ngày hè

Đối với lĩnh vực thời trang, dòng vải này mang đến những giá trị không hề nhỏ, không chỉ là thẩm mỹ mà còn là về sức khỏe. Trong những ngày nắng nóng, nếu như diện những trang phục cotton sẽ tạo cảm giác thoải mái, thấm hút mồ hôi. Hơn nam tại các sàn diễn thời trang, người ta cũng sử dụng rất nhiều loại vải này để giúp tạo nên những bộ cánh đẹp và sang trọng.

Sản xuất đồ trang trí

Không thể phủ nhận được sự thẩm mỹ và hút mắt người nhìn, dòng vải lụa cotton còn được ứng dụng phổ biến ở trong lĩnh vực nội thất. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc rèm cửa, màn che thoáng khí tạo nên cảm giác thoáng đãng cho căn nhà.

image

Vải có đặc tính nổi bật nên thường sử dụng để trang trí

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}-->Vải Cotton là gì? Tại sao gọi Cotton là loại vải “quốc dân”?

Sản xuất chăn ga gối đệm

image

Cotton lụa sản xuất sản phẩm chăn ga gối cao cấp

Có rất nhiều sản phẩm chăn ga cao cấp đều được sản xuất từ chất vải này, mang đến cho người dùng cảm giác thoải mái và dễ chịu khi ngủ nghỉ. Hơn nữa, sự thông thoáng và dễ chịu cũng giúp cho giá thành của sản phẩm này cao cấp hơn so với những sản phẩm khác.

Một số ứng dụng khác (đồ thủ công, y tế)

Bên cạnh những ứng dụng trên, vải cotton còn ứng dụng rộng rãi để sản xuất những mặt hàng thủ công, y tế. Điển hình như dùng làm chỉ phẫu thuật, thêu,...

image

Vải cũng dùng để sản xuất một số đồ thủ công như vải thêu

Cách bảo quản các sản phẩm từ vải Cotton lụa 

Để giúp  vải cotton lụa luôn như mới, bạn có thể tham khảo những cách làm dưới đây:

Vệ sinh sản phẩm từ vải lụa Cotton như thế nào?

image

Nên cẩn thận trong quá trình giặt đồ làm từ vải cotton lụa

Do được sản xuất từ những nguyên liệu tự nhiên, do đó bạn cần nên tránh giặt chung với những loại vải khác, giúp cho vải không bị co rút hay phai màu. Bạn nên nhúng vải vào nước ấm được pha bột giặt rồi đem ngâm trong 5 phút. Nên vò nhẹ để tránh chất liệu bị nhàu nát, đồng thời tuyệt đối không nên dùng hoá chất có cồn để giặt vải vì có thể gây mất màu sản phẩm.

Làm sao để bảo quản vải lụa cotton bền lâu?

Để giúp cho vải cotton lụa được sử dụng lâu dài, mỗi buổi sáng bạn nên đem sản phẩm ra phơi ở những nơi thoáng, có nắng dịu nhẹ. Điều này vừa giúp vải phẳng phiu, diệt khuẩn mà còn giúp vải luôn như mới.

image

Cần bảo quản vải đúng cách giúp cho vải bền lâu hơn 

Trên đây, Metagent đã chia sẻ những thông tin về dòng vải cotton lụa cũng như những ưu và nhược điểm của dòng sản phẩm này. Mong rằng, qua đó bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để giúp chọn được sản phẩm phù hợp nhất

<!--td {border: 1px solid #cccccc;}br {mso-data-placement:same-cell;}-->Tất cả các loại vải Cotton có trên thị trường hiện nay

Số đo cơ thể bạn

Tìm size vừa vặn với bạn

cm
kg